Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây'
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Lý Quang Diệu làm Trung Quốc "lao đao" ra sao?
Lúc sinh thời, ông Lý Quang Diệu cho rằng yếu tố quyết định tương lai của Trung Quốc sẽ nằm ở công nghệ. Đây được xem là phát biểu mang tính dự báo tương lai nổi tiếng nhất của ông Lý và nhận được sự chú ý của hầu hết các chuyên gia trên toàn thế giới.

 



 


Không phải quy mô dân số, vấn đề lương thực hay nhân khẩu sẽ quyết định sự thành bại trong tương lai của đất nước đông dân nhất thế giới, mà là công nghệ. Vậy, câu hỏi mấu chốt là: công nghệ sẽ tác động và làm thay đổi tương lai Trung Quốc như thế nào?

 

Mấu chốt trong lập luận của vị thủ tướng họ Lý là: Các vấn đề lớn nhất của Trung Quốc hiện nay như quy mô dân số quá lớn, vấn đề lương thực và an ninh chính trị phức tạp cũng vốn là những thách thức mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt và xử lý trong hàng ngàn năm qua rồi. Không phải chỉ đến thời hiện tại, Trung Quốc mới phải đối mặt với những vấn đề đó, và việc Trung Quốc tồn tại và phát triển đến tận ngày hôm nay đã là đủ để chứng minh những vấn đề trên không phải là không có cách giải quyết. 

 

Nhưng, Lý Quang Diệu cho rằng, sự khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc trong quá khứ với Trung Quốc hiện tại là ở công nghệ. Trong đó, công nghệ đang là yếu tố mấu chốt nhất làm biến đổi và phức tạp hóa các thách thức truyền thống của người Trung Quốc lên một mức độ cao hơn rất nhiều.

 

Lấy một ví dụ đơn giản, là vấn đề bộ máy quản lý. Sự mênh mông về diện tích của Trung Quốc đặt ra một trong những vấn đề lớn nhất đó là xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả, kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Ở một nước rộng lớn đến mức mà mỗi tỉnh của nó lớn bằng cả một quốc gia hạng trung thì chuyện người đứng đầu tỉnh đó nắm vai trò như một ông vua ở địa phương là chuyện hết sức bình thường, khi mà khoảng cách từ tỉnh đó đến kinh đô của hoàng đế là quá xa. 

 

Nếu như trước đây một ông quan ở địa phương thích làm gì thì làm thì giờ đây, công nghệ đã làm thay đổi tất cả. Một sự vi phạm phát luật hay lộng hành của một quan chức địa phương có thể ngay lập tức được lan truyền nhanh chóng trên các kênh truyền thông như truyền hình hay Internet, nó trở thành áp lực buộc các nhà lãnh đạo ở trung ương phải xử lý. Điều này trở thành nguyên nhân trực tiếp buộc Bắc Kinh phải cải tổ hệ thống quan chức của mình một cách cấp bách để tránh gây ra sự xói mòn niềm tin từ phía người dân.

 

Qủa thực, công nghệ đang làm biến đổi sâu sắc Trung Quốc ở nhiều khía cạnh nhất có thể từ trước đến nay. Người ta đã nói nhiều đến việc Trung Quốc đang là nước có tốc độ chuyển dịch cơ cấu xã hội lớn nhất hành tinh ở thời điểm hiện tại, khi mà sự phát triển và đô thị hóa ồ ạt đang tạo ra sự xáo trộn rất lớn, trong đó mỗi người làm việc và sống ở nơi cách quê hương của mình hàng trăm cây số. Vì thế chẳng có gì lạ khi mà mỗi dịp Tết âm lịch Trung Quốc lại đạt kỷ lục về số người di chuyển, lên tới hàng trăm triệu người chỉ trong vài ngày Tết. 

 

Nhưng nó vẫn chưa phải là sự thay đổi đáng kể nhất. Sự xáo trộn cơ cấu xã hội còn đang khiến các địa phương của Trung Quốc thay đổi tận gốc rễ. Với quá trình đô thị hóa ồ ạt, người Trung Quốc từ nông thôn bỏ lên thành phố kiếm việc làm, hấp thụ kinh nghiệm và kiến thức quản lý xã hội ở thành phố và một phần trong số họ sẽ quay trở về quê hương. Chính những người này sẽ đem những kiến thức học được ở thành phố về phổ biến ở làng quê họ, và buộc chính quyền địa phương không thể cứ tiếp tục vận hành theo cung cách như cũ.

 

Sự đô thị hóa ồ ạt cũng đang là thách thức lớn nhất đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong tương lai. Nếu như trước đây đa số người dân Trung Quốc sống ở các vùng nông thôn vốn thiếu thốn các điều kiện sinh hoạt và kiến thức, thì giờ đây điều này đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Theo ước tính, đến năm 2050 sẽ có khoảng 60 – 70% dân số Trung Quốc sẽ sống trong các đô thị với đầy đủ các phương tiện truyền hình và công nghệ thông tin, họ sẽ nắm được những tin tức mới nhất và chính phủ sẽ phải thay đổi chính sách quản lý để bắt kịp với sự thay đổi này. 

 

Mặt bằng trình độ dân trí cao hơn cũng sẽ khiến luật pháp và cách hành xử của nhà nước thay đổi. Tất cả những điều này đang đặt ra những thách thức lớn, trong đó đặt ra câu hỏi liệu chính phủ Trung Quốc có thay đổi đủ để bắt kịp tốc độ thay đổi của xã hội nước này dưới sự phát triển của công nghệ hay không.

 

Điển hình gần nhất là trường hợp bộ phim tài liệu “Dưới mái vòm” đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Bộ phim lan truyền nhanh chóng đến mức đã có tới trên 200 triệu lượt xem chỉ sau một tuần được đăng lên mạng Internet, khiến cho chính phủ Trung Quốc phải ra lệnh gỡ bộ phim khỏi tất cả các kênh thông tin trên mạng để tránh trường hợp bộ phim có thể tạo ra một làn sóng phản ứng đối với tình trạng môi trường. 

 

Nhưng dù vậy thì bộ phim vẫn được lén lút lan truyền trên Internet và khiến cho dư luận Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường. Sức ép về môi trường lớn đến mức trong kỳ họp quốc hội sau đó thủ tướng Lý Khắc Cường đã phải tuyên bố sẽ tìm biện pháp thay đổi tình trạng ô nhiễm, và hàng loạt các nhà máy gây ô nhiễm ở nhiều tỉnh sau đó đã phải đóng cửa. Tất cả những điều đó đều là hệ quả của tác động do công nghệ tạo ra.

 

Xét một cách cơ bản, sự phát triển và thay đổi chóng mặt của công nghệ đang khiến cho ngày càng nhiều người dân Trung Quốc quan tâm đến tình hình đất nước hơn, và hệ quả trực tiếp của điều này là tiếng nói từ phía người dân ngày càng có trọng lượng hơn trong việc đưa ra những chính sách của chính phủ. 

 

Thế giới vẫn ví những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của Trung Quốc với những ông vua, nhưng với sự phát triển của công nghệ hiện nay, thì đó sẽ là những ông vua bị giám sát một cách chặt chẽ từ phía người dân, đó là điều chưa từng xảy ra với những ông vua Trung Quốc trong quá khứ. Công nghệ đã và sẽ còn thay đổi Trung Quốc hơn rất nhiều trong tương lai.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)
    Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động (07-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc phản đối một hội nghị hòa bình Ukraine đơn phương (07-05-2024)
    Chuyện gì xảy ra sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky kết thúc vào ngày 20/5? (07-05-2024)
    Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga (07-05-2024)
    Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (07-05-2024)
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Tại sao châu Âu lại hoảng hốt (04-04-2015)
    Lời hứa đầy ý nghĩa của Obama (04-04-2015)
    Putin ‘mạnh tay’ với EU ở Ukraine? (04-04-2015)
    Trung Quốc ảo tưởng lớn: Thắng Mỹ? (04-04-2015)
    Chiến đấu cơ Mỹ cố ý hạ cánh xuống Đài Loan để 'dằn mặt' Trung Quốc? (04-04-2015)
    Mỹ không còn là 'đấng cứu thế' ở Trung Đông (03-04-2015)
    Sống sót kỳ diệu sau 66 trôi dạt trên biển (03-04-2015)
    Nga, Trung thúc đẩy cạnh tranh với IMF (03-04-2015)
    Cuộc chiến 'tranh giành' ASEAN  (03-04-2015)
    Binh lính Trung Quốc bất ngờ đổ bộ lên cảng Aden? (03-04-2015)
    Israel sẽ đơn phương tấn công Iran? (02-04-2015)
    Giải mã sự phát triển của Dubai (02-04-2015)
    Mỹ thất thế trước Nga ngay trên sân nhà (02-04-2015)
    Trung - Nhật tranh giành ảnh hưởng (02-04-2015)
    Máy bay Iran "cà khịa" trực thăng Mỹ (01-04-2015)
    Cụ bà cao tuổi nhất thế giới qua đời (01-04-2015)
    IS muốn ngừng bắn vì sợ bại trận? (01-04-2015)
    Nga bẻ gãy các mắt xích của EU bằng hạt nhân? (01-04-2015)
    Nga được Trung Quốc duyệt thẳng, Triều Tiên bị loại khỏi AIIB (01-04-2015)
    Ngoại giao con thoi (31-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152929227.